Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Bình Định là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng. Theo số liệu điều tra địa chất, Bình Định có 154 mỏ, điểm quặng và điểm khoáng hoá với 24 loại khoáng sản khác nhau. Trong những năm qua, ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đã đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Riêng thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường từ khai thác khoáng sản đã đóng góp đáng kể cho tổng thu ngân sách và phần nào đáp ứng nhu cầu chi đối với tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, khai khoáng là ngành công nghiệp có những tác động đặc thù về mặt môi trường và xã hội. Điều này gây rất nhiều thách thức trong việc đảm bảo phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng.

Trên thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam đang đối mặt đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc quản lý tài nguyên khoáng sản. Công nghiệp khai thác khoáng sản mang lại nguồn thu đáng kể cho một số địa phương. Nguồn thu này về mặt lý thuyết là đòn bẩy quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội địa phương. Tuy nhiên, việc phát triển khai khoáng làm tăng sự phụ thuộc tài nguyên và giảm tính cạnh tranh của các ngành sản xuất phi khoáng khác. Bên cạnh đó, khai thác khoáng sản còn gây nhiều hệ lụy như xung đột giữa các nhóm lợi ích trong xã hội, tham nhũng, suy thoái môi trường và nhiều vấn đề xã hội khác. Do đó, công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản thường rất phức tạp và thách thức.

Các doanh nghiệp khai khoáng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro đầu tư trong bối cảnh các chính sách về đầu tư, môi trường và xã hội cũng như các yêu cầu của thị trường quốc tế ngày càng khắt khe. Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã mất các khoản đầu tư do không giải quyết được các vướng mắc về pháp lý, đáp ứng được yêu cầu đối với việc bảo vệ môi trường hoặc không giải quyết được các xung đột với cộng đồng sở tại. Cũng theo đánh giá năm 2013 của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng có mức độ rủi ro cao nhất về mặt môi trường và xã hội (mức độ rủi ro được đánh giá là 61% so với 37% đối với ngành công nghiệp chế biến và 20% đối với nông lâm nghiệp).

Cộng đồng địa phương là chủ thể không thể thiếu trong công tác quản lý tài nguyên. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia ở cả cấp trung ương và địa phương, sự tham gia đầy đủ của cộng đồng và các tổ chức diện cho cộng đồng là rất cần thiết để thúc đẩy sự minh bạch và hài hòa mối quan tâm giữa các bên liên quan trong quá trình ra quyết định, nhằm đảm bảo hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý hoạt động khoáng sản ở Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng còn rất hạn chế. Theo nghiên cứu của PanNature và CODE năm 2013, cộng đồng địa phương không được hưởng lợi nhiều từ hoạt động khai khoáng. Ngược lại, họ còn chịu nhiều tác động tiêu cực do mất đất, suy thoái môi trường, cơ sở hạ tầng xuống cấp và nhiều vấn đề xã hội khác.

Trong bối cảnh đó, câu hỏi được đặt ra là làm Bình Định quản trị tốt tài nguyên khoáng sản để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp đảm bảo sản xuất kinh doanh bền vững và hiệu quả, và giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với cộng đồng địa phương.

Một phần khung cảnh hội thảo (Ảnh: PanNature)
Một phần khung cảnh hội thảo (Ảnh: PanNature)

Trong hai ngày 24 – 25/4/2014, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Bình Định và Viện Tư vấn Phát triển (CODE) tổ chức hội thảo tập huấn “Khai thác khoáng sản và quản lý các rủi ro môi trường – xã hội” nhằm chia sẻ một số phương pháp tiếp cận quản trị tốt để đảm bảo phát triển bền vững công nghiệp khai thác.

Hội thảo tập trung thảo luận về các đặc thù của công nghiệp khai khoáng và các thách thức trong bối cảnh địa phương và cơ chế thúc đẩy quản trị tốt lĩnh vực khai thác khoáng sản trong bối cảnh địa phương.

Hơn 60 đại biểu đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và tổ chức cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Định đã tới dự hội thảo.

Tài liệu hội thảo:

Quản trị khai khoáng: Phát triển bền vững, Quản trị tốt và Chuỗi giá trị

Bà Ermy Prasetio – Đại diện Article 33

Quản trị đa thành phần

Bà Ermy Prasetio – Đại diện Article 33

Khung minh bạch và trách nhiệm giải trình ở cấp địa phương

Ông Loi Manalansan – Đại diện  Bantay Kita

Các tác động xã hội và môi trường do khai thác khoáng sản ở Philippines

Ông Loi Manalansan – Đại diện  Bantay Kita

Lợi ích của Đánh giá tác động môi trường và sự tham gia của cộng đồng trong hạn chế các tác động xấu của hoạt động khai thác khoáng sản

Ông Đỗ Thanh Bái – Trung tâm Bảo vệ môi trường và An toàn hóa chất (CECS)

Những vấn đề về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam

Ông Đỗ Thanh Bái – Trung tâm Bảo vệ môi trường và An toàn hóa chất (CECS)

Rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội và tài chính trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản

Ông Đỗ Thanh Bái – Trung tâm Bảo vệ môi trường và An toàn hóa chất (CECS)

Vai trò của trách nhiệm môi trường và xã hội trong việc phát triển vững doanh nghiệp

Bà Ngô Minh Hương – Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI)

Khai thác tài nguyên và các tác động tiềm ẩn đối với kinh tế vĩ mô

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Khung chính sách pháp lý trong quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Khung chính sách pháp lý lĩnh vực khoáng sản ở Việt Nam theo chuỗi giá trị trong giai đoạn cấp giấy phép khai thác

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia