Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

“Để thúc đẩy quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững tại vịnh Hạ Long cần thiết lập một cơ chế phối hợp mạnh mẽ hơn trong đó các bên tham gia tích cực”, đây là một trong những kết luận quan trọng đã được rút ra từ hội thảo tham vấn “Nguyên tắc và thực hành tốt về tiếp cận phối hợp liên ngành cho phát triển bền vững vịnh Hạ Long: Thí điểm áp dụng với hoạt động thủy sản”, diễn ra trong hai ngày 7 và 8/5/2015 tại thành phố Hạ Long.

Trong chương trình hội thảo đã diễn ra cuộc thảo luận cấp cao giữa lãnh đạo UBND tỉnh và các ngành. (Ảnh: MCD)
Trong chương trình hội thảo đã diễn ra cuộc thảo luận cấp cao giữa lãnh đạo UBND tỉnh và các ngành. (Ảnh: MCD)

Hội thảo tham vấn này nằm trong chuỗi hoạt động khởi đầu của Dự án “Sáng kiến Liên minh vịnh Hạ Long – Cát Bà:Thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức địa phương và cộng đồng”. Dự án được triển khai trong giai đoạn 2014-2017, do USAID tài trợ và được chủ trì thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), với sự phối hợp của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) và các đối tác địa phương tại Quảng Ninh. Dự án hướng đến mục tiêu góp phần bảo tồn cảnh quan và môi trường,quản lý khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững Vịnh Hạ Long dựa trên vận hành một cơ chế liên minh hợp tác giữa các bên liên quan, trong đó lựa chọn lĩnh vực thủy sản áp dụng thí điểm.

Điểm khác biệt của hội thảo tham vấn này so với những sự kiện tham vấn thông thường nằm ở phương pháp thực hiện. Altelier (công cụ hoạch định chiến lược có sự tham gia), một công cụ thúc đẩy quá trình hợp tác và đối thoại đa bên, còn khá mới mẻ ở Việt Nam, đã được triển khai với sự hỗ trợ của Gs. Marcus Ingle và Ts. Halimi Shpresa (Đại học Portland State, Hoa Kỳ). Công cụ này đã giúp kết nối các đại diện đến từ 23 cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng vào quá trình thảo luận tích cực, chia sẻ quan điểm và xây dựng sự đồng thuận về tầm nhìn, định hướng và các giải pháp cần ưu tiên thực hiện để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản tại Vịnh Hạ Long, dựa trên bốn trụ cột chính: Kinh tế – Xã hội – Môi trường – Thể chế và Quản trị.

Trong khuôn khổ chương trình, một  cuộc trao đổi bàn tròn mang tính đối thoại và lấy ý kiến cấp cao giữa lãnh đạo tỉnh và đại diện các ngành đã diễn ra tích cực và thẳng thắn, trước sự quan sát của toàn bộ thành viên tham gia hội thảo. Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: “Những nỗ lực của chúng ta hôm nay đều dựa trên những nguyên tắc chung, đó là Vịnh Hạ Long phải được bảo tồn, nghề thủy sản cần được phát triển và người dân sống được nhờ đó, môi trường Vịnh Hạ Long cần được ưu tiên bảo vệ. Thậm chí Hạ Long cần có tiêu chuẩn về môi trường nâng cấp hơn. Để có được như vậy rất cần sự tham gia của xã hội, mà trước hết là chính những công dân của Hạ Long”.

Theo ông Nguyễn Văn Công, PGĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh có tiềm năng lớn về phát triển ngành thủy sản, đồng thời có lợi thế là cửa ngõ kết nối Việt Nam với khu vực và quốc tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành thủy sản đạt 6,6%/năm, đóng góp đến 47% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp. Mặc dù vậy, ngành thủy sản của tỉnh đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đó là sự cạnh tranh với sản phẩm Trung Quốc, hạn chế về công nghệ, quy mô và đầu tư, chịu sức ép từ việc phát triển các ngành công nghiệp đang có xu hướng mở rộng ở khu vực giáp biển v.v.

Trong 7 biện pháp đột phá đến 2020, ngành thủy sản của tỉnh xác định sẽ cơ cấu lại theo hướng tăng tỉ trọng nuôi trồng thủy sản và giảm đánh bắt tự nhiên, tăng đánh bắt xa bờ và giảm số lượng tàu thuyền đánh bắt gần bờ. Cộng đồng dân cư sẽ trở thành chủ thể quan trọng bảo vệ nguồn lợi thủy sản của địa phương.

 

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia