Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Sắn là cây nông nghiệp truyền thống, nằm trong bốn loại cây lương thực quan trọng nhất ở Việt Nam. Trong những năm vừa qua vị thế của sắn đã thay đổi. Từ một cây lương thực sắn trở thành cây hàng hóa phục vụ thị trường nội địa (thức ăn chăn nuôi, cồn công nghiệp) và xuất khẩu. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm sắn đạt trên 1,1 tỉ USD và nằm trong top 10 sản phẩm nông lâm nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám Đốc PanNature phát biểu khai mạc
Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám Đốc PanNature phát biểu khai mạc

Khác với các loại cây công nghiệp khác như cà phê, cao su, sắn được coi là cây của người nghèo bởi trồng sắn không kén đất, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật canh tác cao, mức đầu tư thấp nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện sản xuất sắn vẫn mang hình thức quảng canh, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu do hộ gia đình. Tới nay đã có tới hàng trăm ngàn hộ gia đình trên cả nước trực tiếp tham gia vào khâu sản xuất sắn.

Nhu cầu của thị trường tiêu thụ các sản phẩm sắn và lợi ích từ chế biến, thương mại và sản xuất là động lực chính khiến diện tích sắn ở Việt Nam tăng nhanh, đặc biệt trong gần một thập kỷ gần đây. Năm 2014, diện tích sắn cả nước đạt 560.000 ha, cao hơn 2 lần so với diện tích năm 1999 (225.500 ha) và vượt xa con số 450.000 ha mà Chính phủ đặt ra. Thống kê cho thấy sản lượng sắn của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng.

Hình ảnh tại Tọa đàm
Hình ảnh tại Tọa đàm

Trong điều kiện canh tác quảng canh, việc tăng sản lượng có nghĩa rằng các diện tích mới trồng sắn được mở rộng, và điều này tác động trực tiếp đến tài nguyên rừng. Ngành sắn phát triển đã thúc đẩy hình thành thị trường đất đai phục vụ sản xuất sắn. Điều này hình thành nguy cơ xâm lấn, xâm canh và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Mở rộng diện tích sắn thường xảy ra ở các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao và đất rừng đang được quản lý bởi các tổ chức lâm nghiệp nhà nước. Tại một số địa phương, có bằng chứng cho thấy diện tích sắn đã vượt xa con số đề ra của các cơ quan quản lý và thậm chí không thể thống kê. Điều này đã và đang phản ánh những hạn chế trong chính sách và thực thi chính sách trong việc hạn chế mở rộng diện tích sắn. Thị trường và nhu cầu sinh kế của người dân là động lực chính cho việc gia tăng diện tích.

Trong bối cảnh ấy, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) cùng tổ chức Forest Trends phối hợp tổ chức Tọa đàm Phát triển sắn và bảo vệ rừng ở Việt Nam: Thực trạng và ý nghĩa về chính sách, với mục tiêu xác định mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển sắn và tài nguyên rừng, từ đó tạo tiền đề cho thảo luận về các cơ chế chính sách, biện pháp phù hợp, góp phần cân bằng lợi ích giữa phát triển sắn và bảo vệ rừng.

Thời gian: 13:30 – 17:30, ngày 17 tháng 07 năm 2015
Địa điểm: Khách sạn Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Tài liệu Tọa đàm:

Chương trình Tọa đàm

Phát triển sắn và bảo vệ rừng ở Việt Nam: Vài nét tổng quan
Tô Xuân Phúc, Forest Trends

Mối quan hệ bất hòa? Phát triển sắn – sinh kế người dân và tài nguyên rừng
Nguyễn Hải Vân, Nguyễn Xuân Lãm & Nguyễn Việt Dũng

Phát triển sắn và bảo vệ rừng ở Việt Nam: Chính sách quốc gia, thị trường quốc tế và sinh kế người dân

Tô Xuân Phúc, Forest Trends

Sinh kế cây sắn vs giấc mơ carbon REDD+, nghiên cứu trường hợp tại xã Hiếu, huyện Kon Plong (Kon Tum)
Nguyễn Hải Vân & Nguyễn Việt Dũng, Trung tâm Con người và Thiên nhiên

Vai trò tiên phong của sắn trong quá trình xâm lấn đất rừng, nghiên cứu trường hợp tại Khu BTTN Núi Ông, tỉnh Bình Thuận
Nguyễn Hải Vân, Nguyễn Xuân Lãm & Nguyễn Việt Dũng, Trung tâm Con người và Thiên nhiên

Tình hình phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Đại diện Sở NN&PTNT các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Bình Thuận

Báo cáo Tọa đàm (được cập nhật sau sự kiện)

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia