Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh là mục tiêu lớn nhất của Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (BNNPTNT) ban hành theo Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/07/2013. Để thực hiện mục tiêu này, cơ cấu các loại rừng và đất lâm nghiệp đã được định hướng sẽ có những thay đổi lớn trong những năm tới, theo đó đến năm 2020, ngoài diện tích rừng đặc dụng sẽ được củng cố, giữ nguyên diện tích (2.27 triệu ha), các diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất sẽ là đối tượng ưu tiên chuyển dịch nhằm đảm bảo quỹ đất phát triển sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cũng như cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương.

Xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu đất lâm nghiệp ở quy mô lớn là hiện hữu. Bên cạnh những cơ hội và kỳ vọng phát triển kinh tế rừng, những thay đổi lớn mang tính hệ thống nói trên cũng đặt ra những hàm ý quan trọng phải có nhận diện, đánh giá tính cần thiết, tính phù hợp, tác động và rủi ro của các phương án chuyển đổi, tái cơ cấu, nhất là liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, rừng cũng như hỗ trợ giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn về sử dụng đất rừng giữa người dân với các chủ rừng nhà nước (đặc biệt là các công ty lâm nghiệp và ban quản lý rừng phòng hộ) hiện tại. Đồng thời, sự chuyển dịch nói trên cũng đặt ra các yêu cầu cần phải xem xét và sửa đổi quy định hiện hành để đảm bảo rằng đất rừng và rừng được quản trị tốt hơn; đảm bảo tính minh bạch, có sự tham gia và công bằng lợi ích trong quá trình quy hoạch quản lý và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp; thu hồi, giao, cho thuê rừng và đất rừng.

Nhằm hỗ trợ và đóng góp cho tiến trình sửa đổi Luật BVPTR 2004, hay xây dựng Luật Lâm nghiệp, theo khuôn khổ Kế hoạch hợp tác khoa học năm 2016 ký ngày 05/01/2016 (Hoạt động 2.1), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đồng tổ chức hội thảo “Sử dụng hợp lý và bền vững đất lâm nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu ngành: Thực trạng và giải pháp.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Chương trình và các bài trình bày tại Hội thảo:

Chương trình Hội thảo

Chính sách giao đất giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội phát triển rừng và cải thiện sinh kế vùng cao – Ông Trần Hữu Nghị, Tropenbos International Việt Nam

Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trong hệ thống rừng phòng hộ: Trường hợp tỉnh Thừa Thiên Huế – Ông Phạm Ngọc Dũng, Phó Chi cục Kiểm lâm kiêm Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

Tổng quan hiện trạng rừng Việt Nam và tình hình quản lý sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trong các công ty lâm nghiệp – Ông Phạm Văn Hạnh, Vụ Quản lý Sản xuất, Tổng cục Lâm nghiệp

Thách thức và rào cản giải quyết tiếp cận đất rừng cho hộ gia đình trong tiến trình tái cơ cấu công ty lâm nghiệp – Ông Ngô Văn Hồng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kiến thức Bản địa và Phát triển (CIRD)

Kế hoạch và tiêu chí rà soát chuyển đổi rừng phòng hộ ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất – Vụ Quản lý sản xuất, Tổng cục Lâm nghiệp

Nhận diện tác động và rủi ro của phương án chuyển đổi rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất – Trung tâm Con người và Thiên nhiên

Rừng do UBND xã quản lý: Hiện trạng và giải pháp – Bà Hồ Thị Quý Phi, Ban quản lý Dự án KfW10 tỉnh Kon Tum

Đề xuất thay đổi cơ cấu phân loại rừng Việt Nam: Chuyển đổi từ 3 thành 2 loại rừngÔng Đoàn Diễm, nguyên Cục phó Cục Kiểm lâm

Phân loại hợp lý rừng và đất rừng – GS.TS. Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cố vấn Chương trình Quản trị Đất Mê Kông

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia