Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Gần đây, những quy định liên quan đến đóng, mở cửa rừng tự nhiên đang được nghiên cứu và đưa vào các dự thảo mới nhất của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi (Phiên bản 5.1 và 6.1). Có thể thấy, trải qua quá trình lịch sử gần ba thập kỷ,  “đóng cửa rừng tự nhiên” được nhìn nhận một cách thấu đáo hơn, không còn là một chỉ thị mang tính chất định hướng mà đã tiến tới luật hóa trong văn bản có hiệu lực cao nhất của ngành lâm nghiệp. Điều này thể hiện sự quan tâm cũng như quyết tâm của Chính phủ Việt Nam mong muốn chấm dứt nạn phá rừng và bảo vệ vốn rừng tự nhiên còn lại của quốc gia.  

Hình ảnh tại hội thảo (Ảnh: PanNature)

Là một thuật ngữ không mới nhưng lần đầu được xem xét đưa vào dự thảo Luật. Do đó, vẫn còn rất nhiều băn khoăn xung quanh nội hàm khái niệm “đóng cửa rừng”. Sẽ rất khó khăn cho quá trình thực hiện cũng như đánh giá mức độ thành công của chính sách này nếu những mục tiêu về bảo tồn hay quản lý rừng bền vững hay các nguyên tắc, tổ chức thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên không được xác định và quy định cụ thể. Để tìm kiếm lời giải cho những băn khoăn kể trên, ngày 10/8/2017, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức hội thảo “Đóng cửa rừng tự nhiên ở Việt Nam: Hiệu quả thực hiện và yêu cầu luật hóa?” để các tổ chức, cá nhân quan tâm cùng:

  • Nhìn nhận lại lịch sử đóng cửa rừng tự nhiên tại Việt Nam trong ba thập kỷ qua: Bối cảnh ra đời, ý nghĩa và đưa ra một số bình luận về hiệu quả, tác động của chính sách này trong thực tế
  • Rà soát và đánh giá nội dung “đóng cửa rừng tự nhiên”: Định nghĩa và các điều khoản liên quan trong dự thảo Luật BV&PTR sửa đổi (bản 6.1) nhằm đảm bảo khái niệm này sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu chấm dứt tình trạng phá rừng trái phép, bảo tồn và quản lý rừng bền vững trong tương lai;
  • Tổng hợp các đề xuất, góp ý liên quan đến nội dung “Đóng cửa rừng tự nhiên” gửi Ban soạn thảo và các cơ quan Quốc hội nhằm điều chỉnh, hoàn thiện dự thảo Luật BVPTR sửa đổi.

Tài liệu hội thảo

Chương trình Hội thảo

Nhìn lại lịch sử đóng cửa rừng tự nhiên tại Việt Nam
GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung, Viện Quản lý Rừng Bền vững và Chứng chỉ rừng

Đóng cửa rừng tự nhiên: Một số nhận định ban đầu về hiệu quả và tác động
TS. Ngô Trí Dũng, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Huế

Phiên bản 6.1 Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi

Biên bản Hội thảo

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia