Limitless customization options & Elementor compatibility let anyone create a beautiful website with Valiance.

Liên hệ

NV 31, Khu đô thị Trung Văn, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội +024-3556-4001 contact@nature.org.vn Mở cửa: 8:00 - 17:30 Thứ Hai - Thứ Sáu

Nhằm thúc đấy việc trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý hoạt động khoáng sản ở cấp tỉnh, ngày 24/11, tại thành phố Quy Nhơn, Sở Công thương tỉnh Bình Định phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) tổ chức Hội thảo: “Phân cấp và các sáng kiến quản trị tốt tài nguyên khoáng sản ở cấp địa phương”.

Từ năm 2005, việc quản lý tài nguyên khoáng sản đã được phân cấp khá mạnh mẽ cho chính quyền cấp tỉnh. Theo quy định trong Luật Khoáng sản 2005 cũng như Luật Khoáng sản 2010, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền cấp phép đối với than bùn, vật liệu xây dựng thông thường và các mỏ khoáng sản không thuộc quy hoạch Trung ương. Việc phân cấp đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp cũng như giấy phép hoạt động khoáng sản. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 31/12/2013, cả nước có trên 300 tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản với 4.320 giấy phép đang còn hiệu lực. Trong đó, số lượng giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp là 59 và số lượng giấy phép do địa phương cấp là 3.761. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thành phố còn được phân cấp trách nhiệm xây dựng quy hoạch khoáng sản của địa phương, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, quản lý các vấn đề khác có liên quan đến việc sử dụng đất, cộng đồng, môi trường và xã hội.

Một điểm khai thác khoáng sản (Ảnh: PanNature)
Một điểm khai thác khoáng sản (Ảnh: PanNature)

Nhìn chung, cơ quan nhà nước ở cấp địa phương đang đối mặt với khá nhiều thách thức trong quản lý tài nguyên khoáng sản. Với lực lượng cán bộ chuyên trách còn rất hạn chế, nhiều địa phương phải quản lý một số lượng lớn doanh nghiệp và giấy phép khoáng sản. Trong đó, nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản với quy mô nhỏ, đầu tư manh mún và chưa quan tâm nhiều đến các khía cạnh phát triển bền vững. Ngoài ra, các cơ quan quản lý ở cấp địa phương phải trực tiếp giải quyết nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến khai thác khoáng sản như đền bù đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư, xung đột ở cộng đồng địa phương, vấn đề an ninh trật ự, ô nhiễm môi trường hay cơ sở hạ tầng bị xuống cấp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản cũng gặp nhiều thách thức, đặc biệt các thách thức liên quan đến tuân thủ chính sách pháp luật bảo vệ môi trường và rủi ro xung đột vớ i cộng đồng địa phương.

Với bối cảnh trên, nhiều địa phương và doanh nghiệp đã nỗ lực để xây dựng và áp dụng các sáng kiến nhằm tăng cường hiệu quả và phát triển bền vững công nghiệp khai thác khoáng sản. Một số tỉnh như Lào Cai và Bình Định đã áp dụng quy định thu phí vận chuyển từ doanh nghiệp khoáng sản để phục vụ chương trình cải tạo cơ sở hạ tầng ở địa phương. Các doanh nghiệp như Công ty Núi Pháo ở Thái Nguyên đang áp dụng cơ chế đối thoại định kỳ với cộng đồng địa phương để giải quyết k ịp thời các bất đồng. Nhìn rộng hơn đối với các quốc gia trong khu vực, một số tỉnh ở Indonesia đã xây dựng những quy định cụ thể về hỗ trợ địa phương đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản; phát triển các chương trình hợp tác cung cấp dịch vụ giữa doanh nghiệp khai khoáng và cộng đồng địa phương; áp dụng quy trình tham vấn trong cấp phép nhằm hạn chế xung đột; hay thực hiện công khai nguồn thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản.

Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: PanNature)
Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: PanNature)

Mục đích của hội thảo là nhằm chia sẻ các sáng kiến quản trị tốt tài nguyên khoáng sản từ các địa phương và doanh nghiệp, đồng thời, góp phần thúc đẩy việc xây dựng và áp dụng các mô hình quản trị tốt tài nguyên khoáng sản ở cấp tỉnh.

Hội thảo có sự tham gia và chia sẻ của các doanh nghiệp và đại diện cơ quan quản lý ở các tỉnh có hoạt động khai thác khoáng sản và một số cơ quan quản lý từ Indonesia và Philipine. Giải pháp quản trị bền vững khoáng sản được các chuyên gia và đại biểu tham dự hội thảo đưa ra là: Xây dựng những quy định cụ thể về hỗ trợ địa phương đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản; Phát triển các chương trình hợp tác cung cấp dịch vụ giữa doanh nghiệp khai khoáng và cộng đồng địa phương; Áp dụng quy trình tham vấn trong cấp phép nhằm hạn chế xung đột; Công khai nguồn thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản.

Tài liệu hội thảo:

Chương trình Hội thảo

Phát biểu khai mạc  hội thảo – Ông Nguyễn Văn Thắng – Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Định

Quy định về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về khoáng sản

Ông Phạm Ngọc Chi – Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam

Quản lý tài nguyên khoáng sản ở cấp địa phương: Thách thức và bất cập chính sách

Ông Huỳnh Quang Vinh – Trưởng phòng Tài Nguyên –  Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định

Phân cấp trong quản lý tài nguyên khoáng sản: kinh nghiệm từ Indonesia
Ông Emanuel Bria – Viện Quản trị Tài nguyên Thiên nhiên

Các thách thức trong quá trình thực thi các quy định chính sách hỗ trợ địa phương
Ông Deddy Afidick – Ban đối ngoại cộng đồng, tỉnh Bojonegoro,  Indonesia

Thực thi trách nhiệm môi trường và xã hội của doanh nghiệp: Các rào cản về mặt chính sách
Ông Đỗ Thanh Thao, Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định

FPIC – Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, được thông báo trước và cung cấp thông tin đầy đủ
Đại diện từ Phillipine

Minh bạch nguồn thu nhằm thúc đẩy quản trị tốt công nghiệp khai thác
Bà Ermy Ardhyanti – Điều phối viên chương trình quản trị công nghiệp khai thác – Article 33 Indonesia

Cơ chế tăng cường giám sát của cộng đồng trong khai thác khoáng sản ở Bình Định: Một số kết quả nghiên cứu ban đầu
Liên Hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật  Bình Định

Vấn đề thu phí cải tạo đường giao thông từ các công ty khai thác khoáng sản trên địa bàn Lào Cai
Ông Lê Ngọc Dương – Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai

 

Leave A Comment

Cập nhật

Cùng tham gia "Bớt củi - Giữ rừng"
Tham gia